186. TRỞ LẠI QUÊ HƯƠNG
Tôi trở về thăm quê cũ
Về thăm ngôi làng nhỏ
Nơi tôi đã từng sống thuở ấu thơ
Nơi cái chòi gỗ bạch dương của nhà thờ
Vút lên tháp chuông không còn cây Thánh giá.
Có biết bao nhiêu đổi thay nơi đó
Trong cuộc sống thôn quê lạc hậu, nghèo nàn
Và có biết bao điều khám phá
Bám theo tôi sau mỗi bước chân.
Ngôi nhà cha mẹ thân yêu
Tôi đã không còn nhận ra được nữa
Cây phong quen thuộc không còn đung đưa bên cửa sổ
Và mẹ tôi không còn ngồi bên bục cửa
Ném cháo mạch ra sân nuôi những chú gà.
Mẹ đã già, chắc vậy, đã già
Vâng, mẹ đã già
Tôi buồn bã ngắm nhìn quanh bốn phía
Sao chẳng có vẻ gì quen thuộc cả!
Chỉ ngọn đồi vẫn trắng xoá như xưa
Và dưới chân đồi
Một hòn đá màu xám rất to.
Đây là bãi tha ma!
Những cây Thánh giá lắc lư
Tựa như người chết trong trận đánh giáp la cà
Những cánh tay cứng đờ giang rộng còn vật vã.
Một ông già đang quét lá
Trên con đường nhỏ về phía tôi.
“Ơi ông bạn già ơi
Làm ơn chỉ giùm tôi
Nhà bà Tatyana Esenina với”.
“Nhà bà Tatyana…
Sau ngôi nhà gỗ này.
Thế cậu là ai?
Người bà con?
Hay là thằng con trai phiêu bạt?”
“Vâng ạ, là con trai
Nhưng mà ông già sao lại thế này
Hãy nói cho con nghe
Có điều gì làm ông buồn bã vậy?”
“Ừ, ông buồn cháu ạ
Ông buồn vì cháu không nhận ra ông!…”
“Thì ra đây là ông của cháu hay sao?”
Thế rồi bắt đầu một câu chuyện buồn rầu
Bằng nước mắt rơi lên những cành hoa bụi.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
“Cháu hình như đã gần ba mươi tuổi
Còn ông đã chín mươi
Sắp sửa về chín suối
Đã đến lúc chia tay với cuộc đời”.
Ông nói mà trán ông nhăn lại
“Chà!… Thời buổi!…
Thế con có vào đảng không?”
“Dạ thưa, không!…”
“Thế mà các em con đã vào đoàn
Như thế để làm gì không biết!
Ngày hôm qua tranh Thánh chúng đem vứt hết
Cây Thánh giá cũng đã bị gỡ ngoài nhà thờ.
Chẳng còn nơi để cầu nguyện nữa bây giờ.
Ông chỉ còn nước đi vào rừng
Cầu nguyện những cây dương…
Chỉ còn cách như vậy…
Thôi ta đi về nhà
Rồi con sẽ thấy”.
Và chúng tôi đi trên con đường bên mép ruộng
Tôi mỉm cười với đồng đất, cánh rừng
Còn ông buồn rầu nhìn cái tháp chuông.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
“Chào mẹ, con chào mẹ!”
Tôi đưa khăn lau giọt nước mắt rơi
Đến con bò cũng phải khóc lên thôi
Khi nhìn thấy cảnh nghèo nàn như thế.
Tờ lịch trên tường với bức ảnh Lê Nin
Đấy là cuộc đời của các cô em gái
Chứ không phải của tôi
Nhưng tôi sẵn sàng quì xuống ngắm nhìn Người
Ơi quê hương của tôi yêu dấu.
Hàng xóm chạy sang thăm…
Một người phụ nữ với đứa bé con.
Không còn ai nhận ra tôi – những người hàng xóm.
Con chó già theo kiểu của Bai-rơn*
Đã đón tôi bằng tiếng sủa vang trước cổng.
Ôi quê mẹ dấu yêu!
Người không trở thành như tôi muốn
Không phải.
Và tôi, tất nhiên, cũng thay đổi rất nhiều
Ông và mẹ càng buồn và thất vọng bao nhiêu
Thì càng cười vui bấy nhiêu các cô em gái.
Tất nhiên, Lê Nin với tôi không là thần tượng
Tôi biết thế giới này…
Và tôi yêu gia đình tôi…
Nhưng dù sao tôi vẫn nghiêng mình cúi xuống
Rồi sau đấy tôi ngồi lên chiếc ghế dài.
“Nói điều gì đi em gái của anh!”
Em gái tôi mở cuốn “Tư bản”
Như mở quyển Thánh Kinh
Em nói về Các Mác
Về Ăng-ghen…
Còn tôi, tất nhiên
Những sách này không bao giờ tôi đọc.
Tôi cảm thấy buồn cười
Như cô bé nhí nhảnh
Đang tóm lấy cổ tôi…
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Con chó già theo kiểu của Bai-rơn
Đã đón tôi bằng tiếng sủa vang trước cổng.
6-1924.
-----------------------
*Esenin nhắc đến con chó già sủa “theo kiểu của Bai-rơn” là dựa vào câu chuyện con chó với người hành hương trong trường ca nổi tiếng của Bai-rơn “Chuyến hành hương của Sai-đô Ha-rôn” (Childe Harold’s Pilgrimage).
'And now I'm in the world alone,
Upon the wide, wide sea:
But why should I for others groan,
When none will sigh for me?
Perchance my dog will whine in vain,
Till fed by stranger hands;
But long ere I come back again,
He'd tear me where he stands.
Và bây giờ một mình đơn độc
Lênh đênh trên sóng, xa nhà
Ai người đáng cho ta thương khóc?
Ai người đang khóc vì ta?
Chỉ con chó ta nuôi, có thể
Còn nhớ thương ta ít nhiều
Nhưng người khác cho ăn, nó sẽ
Quên người chủ trước từng yêu.
(Bản dịch của Thái Bá Tân)
Я посетил родимые места,
Ту сельщину,
Где жил мальчишкой,
Где каланчой с березовою
вышкой
Взметнулась колокольня
без креста.
Как много изменилось
там,
В их бедном,
неприглядном быте.
Какое множество открытий
За мною следовало по
пятам.
Отцовский дом
Не мог я распознать:
Приметный клен уж под
окном не машет,
И на крылечке не сидит
уж мать,
Кормя цыплят крупитчатою
кашей.
Стара, должно быть,
стала…
Да, стара.
Я с грустью озираюсь на
окрестность:
Какая незнакомая мне
местность!
Одна, как прежняя,
белеется гора,
Да у горы
Высокий серый камень.
Здесь кладбище!
Подгнившие кресты,
Как будто в рукопашной
мертвецы,
Застыли с распростертыми
руками.
По тропке, опершись на
подожок,
Идет старик, сметая пыль
с бурьяна.
«Прохожий!
Укажи, дружок,
Где тут живет Есенина
Татьяна?»
«Татьяна… Гм…
Да вон за той избой.
А ты ей что?
Сродни?
Аль, может, сын
пропащий?»
«Да, сын.
Но что, старик, с тобой?
Скажи мне,
Отчего ты так глядишь
скорбяще?»
«Добро, мой внук,
Добро, что не узнал ты
деда!..»
«Ах, дедушка, ужели это
ты?»
И полилась печальная
беседа
Слезами теплыми на
пыльные цветы.
................
«Тебе, пожалуй, скоро
будет тридцать…
А мне уж девяносто…
Скоро в гроб.
Давно пора бы было
воротиться».
Он говорит, а сам все
морщит лоб.
«Да!.. Время!..
Ты не коммунист?»
«Нет!..»
«А сестры стали
комсомолки.
Такая гадость! Просто
удавись!
Вчера иконы выбросили с
полки,
На церкви комиссар снял
крест.
Теперь и Богу негде
помолиться.
Уж я хожу украдкой нынче
в лес,
Молюсь осинам…
Может, пригодится…
Пойдем домой —
Ты все увидишь сам».
И мы идем, топча межой
кукольни.
Я улыбаюсь пашням и
лесам,
А дед с тоской глядит на
колокольню.
................
................
«Здорово, мать! Здорово!»
—
И я опять тяну к глазам
платок.
Тут разрыдаться может и
корова,
Глядя на этот бедный
уголок.
На стенке календарный
Ленин.
Здесь жизнь сестер,
Сестер, а не моя, —
Но все ж готов упасть я
на колени,
Увидев вас, любимые
края.
Пришли соседи…
Женщина с ребенком.
Уже никто меня не
узнает.
По-байроновски наша
собачонка
Меня встречала с лаем у
ворот.
Ах, милый край!
Не тот ты стал,
Не тот.
Да уж и я, конечно, стал
не прежний.
Чем мать и дед грустней
и безнадежней,
Тем веселей сестры
смеется рот.
Конечно, мне и Ленин не
икона,
Я знаю мир…
Люблю мою семью…
Но отчего-то все-таки с
поклоном
Сажусь на деревянную
скамью.
«Ну, говори, сестра!»
И вот сестра разводит,
Раскрыв, как Библию,
пузатый «Капитал»,
О Марксе,
Энгельсе…
Ни при какой погоде
Я этих книг, конечно, не
читал.
И мне смешно,
Как шустрая девчонка
Меня во всем за шиворот
берет…
................
................
По-байроновски наша
собачонка
Меня встречала с лаем у
ворот.
1924
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét