Thứ Năm, 27 tháng 9, 2018

TRƯỜNG CA - Nước Nga Xô Viết


187. NƯỚC NGA XÔ VIẾT

Tặng A. Sakharov

Cơn bão đi qua. Chẳng mấy ai lành lặn
Tôi trở về thăm lại chốn quê xưa
Thăm lại người thân, thăm lại bạn bè
Thăm lại nơi đã tám năm rồi vắng bóng.

Biết gọi ai? Biết chia sẻ cùng ai
Niềm vui hay nỗi buồn rằng tôi còn sống?
Chiếc cối xaycon chim còn một cánh
Đ
ứng bên nhà đôi mắt chẳng mở ra.

Chẳng còn ai tôi quen biết nơi này
Những người biết tôi đã từ lâu quên lãng
Còn nơi ngày xưa có ngôi nhà thấp vắng
Giờ còn đống tàn tro che lấp bởi bụi đường.

Nhưng cuộc sống cứ sôi lên
Xung quanh tôi người ta lăng xăng, bận rộn
Trẻ cũng như già
Chẳng còn ai đ tôi ngả mũ chào thưa
Chẳng còn trong đôi mắt nào tôi tìm thấy niềm thông cảm.

Trong đầu tôi nảy ra nhiều suy nghĩ:
Quê hương là gì?
Chẳng lẽ chỉ là những giấc mơ?
Với mọi người tôi là kẻ hành hương khắc khổ
Chỉ còn trời thì lại rất xa.

Nhưng dù sao tôi vẫn là
Một người dân của xóm
Cái xóm đang và sẽ còn nổi tiếng
Rằng nơi đây có bà mụ đã sinh ra
Một nhà thơ nhiều tai tiếng của nước Nga.

Nhưng lý trí bảo tôi rằng:
Nghĩ lại đi mi! Sao lại đi hờn dỗi
Đ
ấy chỉ là ngọn lửa mới
Trong ngôi nhà thế hệ khác mà thôi.

Dù sao thì mi đã già thêm một ít rồi
Tuổi trẻ khác họ hát bài hát khác
Đ
ối với họ sẽ trở nên thân thiết
Không phải làng mà cả thế giới này là mẹ quê hương”.

Quê hương ơi! Tôi thành một kẻ buồn cười
Trên má hóp một màu hồng khô khốc
Giữa quê mình tôi như người ngoại quốc
Tiếng của đồng bào trở thành xa lạ với tôi.

Tôi thấy rằng:
Ngày chủ nhật những người dân làng
Trong uỷ ban như trong nhà thờ tụ họp
Bằng những lời nói sần sùi, không trau chuốt
Họ tranh luận với nhau về cuộc sống của mình.

Rồi buổi chiều khi ánh nắng màu vàng
Của hoàng hôn rắc lên những cánh đồng màu xám
Những đôi chân trần của đàn bê ngoài cổng
Giẫm xuống hào nơi có rặng cây dương.

Vẻ thiếu ngủ của người lính bị thương
Cùng với những nét nhăn trên gương mặt
Anh ta kể về vai trò của Budyonny
Những người lính Hồng quân đánh lùi Perêkốp.

Chúng tôi đã bắt hắn ta như thế
Hắn là… là tên tư sản Crưm…”
Đến những cành phong dài cũng vểnh tai lên
Và những bà nông dân ồ lên trong cảnh trời nhập nhoạng.

Từ trên đồi một tốp đoàn viên Kôm-sô-môn
Họ chơi đàn phong cầm rất nhanh và mạnh
Họ hát những bài hát tuyên truyền của Demyan
Tiếng cười vui vang lên khắp thung lũng.

Thế đó quê hương!
Người sinh ra tôi như vậy
Vẫn nói trong thơ rằng tôi cùng với nhân dân
Nhưng thơ của tôi ở đây chẳng có ai cần
Và cả tôi ở đây cũng chẳng ai cần đến cả.

Tôi biết làm sao được!
Xin lỗi nhé quê hương
Những gì tôi làm được cho Người tôi cảm thấy bằng lòng
Cho dù hôm nay chẳng ai đọc thơ tôi cả
Tôi đã hát về Người khi Người đã đau thương.

Tôi nhận về tất cả.
Với tất cả tôi bằng lòng
Tôi đi theo cách mạng đã sẵn sàng
Tôi dâng hết lòng mình cho Tháng Mười, Tháng Năm
Nhưng riêng thơ của mình tôi xin giữ lại.

Tôi không trao Nàng Thơ cho ai khác
Không cho mẹ, cho vợ hoặc bạn bè
Chỉ có mình tôi là người Nàng Thơ uỷ thác
Những bài hát dịu dàng Nàng chỉ hát cho tôi.

Các bạn trẻ hãy sống vui và khoẻ mạnh lên!
Các bạn có cuộc đời và bài ca cũng khác
Tôi một mình đi về miền không ai biết được
Để muôn đời tâm hồn nổi loạn trở thành ngoan.

Nhưng mà khi đó
Khi khắp nơi trên trái đất này
Sẽ qua đi hận thù bộ tộc
Sẽ không còn giả dối và buồn rầu nước mắt
Thì tôi lại hát
Bằng tất cả nhiệt tình tôi sẽ ngợi ca
Một phần sáu quả đất
Với cái tên ngắn gọn “Nước Nga”.
1924


Русь советская

А. Сахарову

Тот ураган прошел. Нас мало уцелело.
На перекличке дружбы многих нет.
Я вновь вернулся в край осиротелый,
В котором не был восемь лет.

Кого позвать мне? С кем мне поделиться
Той грустной радостью, что я остался жив?
Здесь даже мельница - бревенчатая птица
С крылом единственным - стоит, глаза смежив.

Я никому здесь не знаком,
А те, что помнили, давно забыли.
И там, где был когда-то отчий дом,
Теперь лежит зола да слой дорожной пыли.

А жизнь кипит.
Вокруг меня снуют
И старые и молодые лица.
Но некому мне шляпой поклониться,
Ни в чьих глазах не нахожу приют.

И в голове моей проходят роем думы:
Что родина?
Ужели это сны?
Ведь я почти для всех здесь пилигрим угрюмый
Бог весть с какой далекой стороны.

И это я!
Я, гражданин села,
Которое лишь тем и будет знаменито,
Что здесь когда-то баба родила
Российского скандального пиита.

Но голос мысли сердцу говорит:
"Опомнись! Чем же ты обижен?
Ведь это только новый свет горит
Другого поколения у хижин.

Уже ты стал немного отцветать,
Другие юноши поют другие песни.
Они, пожалуй, будут интересней -
Уж не село, а вся земля им мать".

Ах, родина! Какой я стал смешной.
На щеки впалые летит сухой румянец.
Язык сограждан стал мне как чужой,
В своей стране я словно иностранец.

Вот вижу я:
Воскресные сельчане
У волости, как в церковь, собрались.
Корявыми, немытыми речами
Они свою обсуживают "жись".

Уж вечер. Жидкой позолотой
Закат обрызгал серые поля.
И ноги босые, как телки под ворота,
Уткнули по канавам тополя.

Хромой красноармеец с ликом сонным,
В воспоминаниях морщиня лоб,
Рассказывает важно о Буденном,
О том, как красные отбили Перекоп.

"Уж мы его - и этак и раз-этак,-
Буржуя энтого... которого... в Крыму..."
И клены морщатся ушами длинных веток,
И бабы охают в немую полутьму.

С горы идет крестьянский комсомол,
И под гармонику, наяривая рьяно,
Поют агитки Бедного Демьяна,
Веселым криком оглашая дол.

Вот так страна!
Какого ж я рожна
Орал в стихах, что я с народом дружен?
Моя поэзия здесь больше не нужна,
Да и, пожалуй, сам я тоже здесь не нужен.

Ну что ж!
Прости, родной приют.
Чем сослужил тебе, и тем уж я доволен.
Пускай меня сегодня не поют -
Я пел тогда, когда был край мой болен.

Приемлю все.
Как есть все принимаю.
Готов идти по выбитым следам.
Отдам всю душу октябрю и маю,
Но только лиры милой не отдам.

Я не отдам ее в чужие руки,
Ни матери, ни другу, ни жене.
Лишь только мне она свои вверяла звуки
И песни нежные лишь только пела мне.

Цветите, юные! И здоровейте телом!
У вас иная жизнь, у вас другой напев.
А я пойду один к неведомым пределам,
Душой бунтующей навеки присмирев.

Но и тогда,
Когда во всей планете
Пройдет вражда племен,
Исчезнет ложь и грусть,-
Я буду воспевать
Всем существом в поэте
Шестую часть земли
С названьем кратким "Русь".
1924



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét