Thứ Năm, 27 tháng 9, 2018

TRƯỜNG CA - Lời tự thú của tên du đãng


185. LỜI TỰ THÚ CỦA TÊN DU ĐÃNG

Không phải ai cũng biết hát
Không phải người nào cũng được trời cho
Quả táo rơi dưới chân người khác.

Này là lời thú nhận lớn nhất
Do một tên du đãng xưng lời.

Tôi cố ý đ đầu tóc rối bời
Với cái đầu như cây đèn trên vai.
Mùa thu lụi tàn của tâm hồn người khác
Tôi thích trong bóng tối soi lên.
Tôi thích những hòn đá sỉ nhục
Ném vào tôi như mưa đá cơn giông
Khi đó tôi chỉ nắm tay thật chặt
Cái bong bóng nghiêng của mái tóc mình.

Rất dễ chịu tôi nhớ về khi đó
Cái đầm rêu, giọng khản của cây sồi
Bố mẹ tôi hiện sống đâu đó
Bố mẹ chẳng hề cần đến thơ tôi
Như máu thịt, ruộng đồng, tôi quí họ
Và như mưa xuân tưới xuống cỏ cây.
Họ lấy cào đánh vào các ngươi đó
Vì mỗi tiếng kêu các người ném vào tôi.

Những người nông dân tội nghiệp!
Bố mẹ, có lẽ, đã không còn đẹp
Và vẫn hay sợ Chúa, sợ đầm lầy
Ô
i, giá mà bố mẹ hiểu con đây
Rằng con trai bố mẹ nước Nga này
Là nhà thơ ưu tú nhất!
Có phải con tim bố mẹ đã từng lạnh ngắt
Khi con nhúng đôi chân trần vào vũng nước mùa thu
Thế mà bây giờ con đi ngao du
Mũ cao sang, giày bóng mượt.

Nhưng trong hắn vẫn còn vẻ ham mê ngày trước
Của cái dòng ngổ ngáo nông thôn.
Với mỗi con bò đeo tấm biển của quầy hàng thịt
Hắn đã cúi chào từ chốn xa xăm.
Và khi gặp những người xà ích
Hắn lại nhớ mùi phân của ruộng đồng
Hắn sẵn sàng nâng đuôi từng con ngựa
Như váy cưới nàng dâu trong lễ tân hôn.

Tôi yêu quê hương
Tôi yêu quê hương mình tha thiết!
Dù quê hương có nỗi buồn da diết
Cái miệng lem luốc của con ngựa làm cho tôi thích
Và trong đêm khuya tiếng ếch nhái dặt dìu.
Tôi đau đớn ngọt ngào bằng hoài niệm ấu thơ
Mơ về khói sương của những chiều tháng tư.
Có vẻ như đang ngồi sưởi ấm
Cây phong nhà trước đống lửa bình minh
Trên cây phong có biết bao nhiêu là trứng quạ khoang
Và tôi đã từng trèo lên ăn cắp trứng!
Không biết bây giờ có còn xanh trên ngọn?
Và có như xưa, chắc chắn lớp vỏ bì?

Còn con chó thân yêu kia
Con chó trung thành và loang lổ?!
Mày già trở nên mù và kêu the thé
Kéo cái đuôi lòng thòng mày chạy quanh sân
Không còn đánh hơi ra đâu bánh mì, đâu cửa.
Những trò nghịch ngợm kia tao quí hóa
Khi mẹ sắp những mẩu bánh mì tròn
Tao cùng với mày, theo lượt cắn ăn
Không xâm phạm của nhau dù một chút.

Tôi giờ vẫn như ngày trước
Tấm lòng tôi vẫn như xưa.
Như cây thỉ xa, nở hoa trên gương mặt.
Trải chiếc chiếu thơ
Tôi muốn nói ra những lời dịu ngọt.

Chúc ngủ ngon!
Chúc tất cả ngủ ngon!
Giọt sương reo vang trên hoa cỏ hoàng hôn
Và hôm nay tôi vô cùng muốn
Đá
i từ cửa sổ vào trăng

Ánh sáng màu xanh, ôi ánh sáng màu xanh!
Trong màu xanh này chết đi không thấy tiếc.
Nhưng mà tôi nghĩ rằng trơ trẽn thật
Gắn mình vào cái đuôi của ngọn đèn!
Chòm sao Phi mã xưa tốt bụng ghé thăm
Nhưng liệu ta có cần nước kiệu ngươi chầm chậm?
Ta đến đây như bậc thầy cứng rắn
Để hát ngợi ca những chú chuột đồng
Cái đầu ta tựa như ngày tháng tám
Rót rượu nho của mái tóc măng.

Tôi muốn làm một cánh buồm màu vàng
Về xứ sở mà chúng ta muốn đến.
1920


Исповедь хулигана

Не каждый умеет петь,
Не каждому дано яблоком
Падать к чужим ногам.

Сие есть самая великая исповедь,
Которой исповедуется хулиган.

Я нарочно иду нечесаным,
С головой, как керосиновая лампа, на плечах.
Ваших душ безлиственную осень
Мне нравится в потемках освещать.
Мне нравится, когда каменья брани
Летят в меня, как град рыгающей грозы,
Я только крепче жму тогда руками
Моих волос качнувшийся пузырь.

Так хорошо тогда мне вспоминать
Заросший пруд и хриплый звон ольхи,
Что где-то у меня живут отец и мать,
Которым наплевать на все мои стихи,
Которым дорог я, как поле и как плоть,
Как дождик, что весной взрыхляет зеленя.
Они бы вилами пришли вас заколоть
За каждый крик ваш, брошенный в меня.

Бедные, бедные крестьяне!
Вы, наверно, стали некрасивыми,
Так же боитесь бога и болотных недр.
О, если б вы понимали,
Что сын ваш в России
Самый лучший поэт!
Вы ль за жизнь его сердцем не индевели,
Когда босые ноги он в лужах осенних макал?
А теперь он ходит в цилиндре
И лакированных башмаках.

Но живет в нем задор прежней вправки
Деревенского озорника.
Каждой корове с вывески мясной лавки
Он кланяется издалека.
И, встречаясь с извозчиками на площади,
Вспоминая запах навоза с родных полей,
Он готов нести хвост каждой лошади,
Как венчального платья шлейф.

Я люблю родину.
Я очень люблю родину!
Хоть есть в ней грусти ивовая ржавь.
Приятны мне свиней испачканные морды
И в тишине ночной звенящий голос жаб.
Я нежно болен вспоминаньем детства,
Апрельских вечеров мне снится хмарь и сырь.
Как будто бы на корточки погреться
Присел наш клен перед костром зари.
О, сколько я на нем яиц из гнезд вороньих,
Карабкаясь по сучьям, воровал!
Все тот же ль он теперь, с верхушкою зеленой?
По-прежнему ль крепка его кора?

А ты, любимый,
Верный пегий пес?!
От старости ты стал визглив и слеп
И бродишь по двору, влача обвисший хвост,
Забыв чутьем, где двери и где хлев.
О, как мне дороги все те проказы,
Когда, у матери стянув краюху хлеба,
Кусали мы с тобой ее по разу,
Ни капельки друг другом не погребав.

Я все такой же.
Сердцем я все такой же.
Как васильки во ржи, цветут в лице глаза.
Стеля стихов злаченые рогожи,
Мне хочется вам нежное сказать.

Спокойной ночи!
Всем вам спокойной ночи!
Отзвенела по траве сумерек зари коса...
Мне сегодня хочется очень
Из окошка луну..........

Синий свет, свет такой синий!
В эту синь даже умереть не жаль.
Ну так что ж, что кажусь я циником,
Прицепившим к заднице фонарь!
Старый, добрый, заезженный Пегас,
Мне ль нужна твоя мягкая рысь?
Я пришел, как суровый мастер,
Воспеть и прославить крыс.
Башка моя, словно август,
Льется бурливых волос вином.

Я хочу быть желтым парусом
В ту страну, куда мы плывем.
1920



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét