200. CƠN BÃO TUYẾT
Thời gian hãy xe búp sợi của mình
Của linh hồn sống muôn đời không đổi.
Không!
Không bao giờ tôi sắp đặt nổi
Với bản thân mình
Tôi là người xa lạ.
Muốn đọc nhưng quyển sách rơi
Tôi ngáp dài
Rồi chìm vào giấc ngủ…
Còn bên ngoài cửa sổ
Ngọn gió đang khóc than
Dường như ngọn gió
Linh cảm cái chết đang gần.
Cây phong phủ kín băng
Bằng ngọn màu đen của mình
Giọng khò khè về quá khứ
Vào trời xanh.
Cây phong nào?
Nó chỉ là cây cột đáng xấu hổ
Giá mà được treo cổ trên đó
Hoặc đập phá cho tan tành.
Và người đầu tiên
Là tôi, cần treo cổ
Trói chéo tay lại sau lưng
Vì một tội rằng
Bằng bài hát giọng khàn khàn
Tôi đã quấy rầy giấc ngủ
Của quê hương.
Tôi không yêu
Tiếng gáy của con gà trống
Và tôi kêu
Rằng giá mà có đủ sức mạnh
Thì tất cả gà trống
Tôi sẽ diệt hết trơn
Để cho đêm đêm
Không còn nghe tiếng gáy.
Nhưng tôi đã quên rằng
Chính tôi cũng là gà trống
Đã gào thét hết mình
Trước mỗi buổi bình minh
Không nghe theo lời bố mẹ
Để xao xuyến con tim
Và thơ cũng thế.
Cơn bão tuyết rít lên
Như con lợn đực
Bị người ta sắp chọc tiết.
Và màn sương
Lạnh buốt
Không biết được
Đâu xa
Đâu gần…
Còn mặt trăng, chắc hẳn
Đã bị những chú chó xơi
Bởi đã từ lâu lắm
Không còn thấy trên trời.
Mẹ dứt sợi chỉ từ khung cửi
Cùng với cái cọc sợi
Rồi mẹ buông lời.
Con mèo nặng tai
Lắng nghe lời của mẹ
Từ trên chiếc ghế
Nó buông thõng cái đầu.
Chẳng vô tình mà những người hàng xóm
Hay sợ hãi nói rằng
Con mèo trông rất giống
Như con cú vọ màu đen.
Đôi mắt của tôi nhắm
Nhưng hễ mở ra
Là lại nhìn thấy cảnh
Từ câu chuyện cổ ngày xưa:
Đôi chân của con mèo
Tôi ngỡ là cây gậy
Còn mẹ như mụ phù thủy
Từ trên đồi.
Tôi không biết được rằng tôi
Đau ốm hay là không đau ốm
Nhưng chỉ những ý tưởng
Dạo bước không đúng chỗ trong đầu.
Vang lên trong tai tôi
Tiếng xẻng của người đào mộ
Cùng với tiếng than thở
Của tiếng chuông xa.
Tôi là con ma
Nằm trong quan tài tôi thấy cả
Tiếng nguyện cầu nức nở
Của ông từ.
Đôi mí mắt người chết
Tôi hạ xuống thấp
Rồi tôi đặt
Lên đó hai đồng xu.
Để với những đồng tiền này
Từ đôi mắt người chết
Người đào mộ sẽ trở nên ấm áp
Mà lấp đất cho tôi
Và ngay trong lúc này
Không cảm thấy mình thô bỉ.
Và sẽ nói to về tôi:
“Chà, thằng cha này dớ dẩn!
Hắn ta trong cuộc đời
Phá phách, ngang tàng đã lắm…
Nhưng không thể nào đọc xong
Dù chỉ năm trang
Của cuốn “Tư bản”.
1924
Thời gian hãy xe búp sợi của mình
Của linh hồn sống muôn đời không đổi.
Không!
Không bao giờ tôi sắp đặt nổi
Với bản thân mình
Tôi là người xa lạ.
Muốn đọc nhưng quyển sách rơi
Tôi ngáp dài
Rồi chìm vào giấc ngủ…
Còn bên ngoài cửa sổ
Ngọn gió đang khóc than
Dường như ngọn gió
Linh cảm cái chết đang gần.
Cây phong phủ kín băng
Bằng ngọn màu đen của mình
Giọng khò khè về quá khứ
Vào trời xanh.
Cây phong nào?
Nó chỉ là cây cột đáng xấu hổ
Giá mà được treo cổ trên đó
Hoặc đập phá cho tan tành.
Và người đầu tiên
Là tôi, cần treo cổ
Trói chéo tay lại sau lưng
Vì một tội rằng
Bằng bài hát giọng khàn khàn
Tôi đã quấy rầy giấc ngủ
Của quê hương.
Tôi không yêu
Tiếng gáy của con gà trống
Và tôi kêu
Rằng giá mà có đủ sức mạnh
Thì tất cả gà trống
Tôi sẽ diệt hết trơn
Để cho đêm đêm
Không còn nghe tiếng gáy.
Nhưng tôi đã quên rằng
Chính tôi cũng là gà trống
Đã gào thét hết mình
Trước mỗi buổi bình minh
Không nghe theo lời bố mẹ
Để xao xuyến con tim
Và thơ cũng thế.
Cơn bão tuyết rít lên
Như con lợn đực
Bị người ta sắp chọc tiết.
Và màn sương
Lạnh buốt
Không biết được
Đâu xa
Đâu gần…
Còn mặt trăng, chắc hẳn
Đã bị những chú chó xơi
Bởi đã từ lâu lắm
Không còn thấy trên trời.
Mẹ dứt sợi chỉ từ khung cửi
Cùng với cái cọc sợi
Rồi mẹ buông lời.
Con mèo nặng tai
Lắng nghe lời của mẹ
Từ trên chiếc ghế
Nó buông thõng cái đầu.
Chẳng vô tình mà những người hàng xóm
Hay sợ hãi nói rằng
Con mèo trông rất giống
Như con cú vọ màu đen.
Đôi mắt của tôi nhắm
Nhưng hễ mở ra
Là lại nhìn thấy cảnh
Từ câu chuyện cổ ngày xưa:
Đôi chân của con mèo
Tôi ngỡ là cây gậy
Còn mẹ như mụ phù thủy
Từ trên đồi.
Tôi không biết được rằng tôi
Đau ốm hay là không đau ốm
Nhưng chỉ những ý tưởng
Dạo bước không đúng chỗ trong đầu.
Vang lên trong tai tôi
Tiếng xẻng của người đào mộ
Cùng với tiếng than thở
Của tiếng chuông xa.
Tôi là con ma
Nằm trong quan tài tôi thấy cả
Tiếng nguyện cầu nức nở
Của ông từ.
Đôi mí mắt người chết
Tôi hạ xuống thấp
Rồi tôi đặt
Lên đó hai đồng xu.
Để với những đồng tiền này
Từ đôi mắt người chết
Người đào mộ sẽ trở nên ấm áp
Mà lấp đất cho tôi
Và ngay trong lúc này
Không cảm thấy mình thô bỉ.
Và sẽ nói to về tôi:
“Chà, thằng cha này dớ dẩn!
Hắn ta trong cuộc đời
Phá phách, ngang tàng đã lắm…
Nhưng không thể nào đọc xong
Dù chỉ năm trang
Của cuốn “Tư bản”.
1924
Метель
Прядите, дни, свою былую
пряжу,
Живой души не
перестроить ввек.
Нет!
Никогда с собой я не
полажу,
Себе, любимому,
Чужой я человек.
Хочу читать, а книга
выпадает,
Долит зевота,
Так и клонит в сон...
А за окном
Протяжный ветр рыдает,
Как будто чуя
Близость похорон.
Облезлый клён
Своей верхушкой чёрной
Гнусавит хрипло
В небо о былом.
Какой он клён?
Он просто столб позорный
—
На нём бы вешать
Иль отдать на слом.
И первого
Меня повесить нужно,
Скрестив мне руки за
спиной,
За то, что песней
Хриплой и недужной
Мешал я спать
Стране родной.
Я не люблю
Распевы петуха
И говорю,
Что если был бы в силе,
То всем бы петухам
Я выдрал потроха,
Чтобы они
Ночьми не голосили.
Но я забыл,
Что сам я петухом
Орал вовсю
Перед рассветом края,
Отцовские заветы
попирая,
Волнуясь сердцем
И стихом.
Визжит метель,
Как будто бы кабан,
Которого зарезать
собрались.
Холодный,
Ледяной туман,
Не разберёшь,
Где даль,
Где близь...
Луну, наверное,
Собаки съели —
Её давно
На небе не видать.
Выдергивая нитку из
кудели,
С веретеном
Ведёт беседу мать.
Оглохший кот
Внимает той беседе,
С лежанки свесив
Важную главу.
Недаром говорят
Пугливые соседи,
Что он похож
На чёрную сову.
Глаза смежаются,
И как я их прищурю,
То вижу въявь
Из сказочной поры:
Кот лапой мне
Показывает дулю,
А мать — как ведьма
С киевской горы.
Не знаю, болен я
Или не болен,
Но только мысли
Бродят невпопад.
В ушах могильный
Стук лопат
С рыданьем дальних
Колоколен.
Себя усопшего
В гробу я вижу.
Под аллилуйные
Стенания дьячка
Я веки мёртвому себе
Спускаю ниже,
Кладя на них
Два медных пятачка.
На эти деньги,
С мёртвых глаз,
Могильщику теплее
станет,—
Меня зарыв,
Он тот же час
Себя сивухой остаканит.
И скажет громко:
«Вот чудак!
Он в жизни
Буйствовал немало...
Но одолеть не мог никак
Пяти страниц
Из „Капитала“».
Декабрь 1924
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét