123. MẮT EM BỪNG NGỌN LỬA
Chưa bao giờ anh đến biển Bôxpho
Xin em đừng hỏi anh về nơi đó
Trong mắt em anh vẫn thấy biển bờ
Trong mắt em vẫn cháy bừng ngọn lửa.
Anh chưa đến thành Bát-đa đêm hội
Chưa mang tơ và thuốc nhuộm hoàng điều.
Hãy ngồi xuống bên anh, lên đầu gối
Hãy nghiêng thân hình xinh đẹp, đáng yêu.*
Và xin em đừng hỏi nữa bao giờ
Về một điều em chẳng cần biết đến
Rằng trong cái tên xa thẳm – nước Nga
Người ta gọi anh nhà thơ nổi tiếng.
Trong lòng anh vẳng tiếng ta-lian-ka**
Dưới ánh trăng lòng vẫn nghe tiếng chó.
Chẳng lẽ sao em cô gái Ba Tư
Không muốn một lần đến thăm nơi đó?
Anh đến nơi đây chẳng phải vì buồn
Em gọi anh một điều gì thầm kín.
Và đôi bàn tay xinh đẹp của em
Quàng lấy anh tựa hồ như đôi cánh.
Anh từ lâu đi tìm chốn lặng yên
Dẫu cuộc đời ngày xưa không trách cứ
Hãy kể cho anh nghe một điều gì
Về đất nước, quê hương em đi chứ.
Dìm trong anh nỗi nhớ ta-lian-ka
Bằng hơi thở ngập tràn hương quyến rũ
Để lòng anh về cô gái phương xa
Không thổn thức, không buồn, không suy nghĩ.
Cho dù anh chưa đến biển Bôxpho
Anh nghĩ ra cho em về nơi đó
Vì đôi mắt em vẫn giống biển bờ
Đôi mắt em đang cháy bừng ngọn lửa.
21-12-1924.
-------------------------
*Trong thơ cổ Ba Tư thân hình của người con gái đẹp là một hình tượng rất phổ biến và, - khác với thơ cổ VN - bao giờ cũng được ví với cây thông, cây bách (cypress).
Chưa bao giờ anh đến biển Bôxpho
Xin em đừng hỏi anh về nơi đó
Trong mắt em anh vẫn thấy biển bờ
Trong mắt em vẫn cháy bừng ngọn lửa.
Anh chưa đến thành Bát-đa đêm hội
Chưa mang tơ và thuốc nhuộm hoàng điều.
Hãy ngồi xuống bên anh, lên đầu gối
Hãy nghiêng thân hình xinh đẹp, đáng yêu.*
Và xin em đừng hỏi nữa bao giờ
Về một điều em chẳng cần biết đến
Rằng trong cái tên xa thẳm – nước Nga
Người ta gọi anh nhà thơ nổi tiếng.
Trong lòng anh vẳng tiếng ta-lian-ka**
Dưới ánh trăng lòng vẫn nghe tiếng chó.
Chẳng lẽ sao em cô gái Ba Tư
Không muốn một lần đến thăm nơi đó?
Anh đến nơi đây chẳng phải vì buồn
Em gọi anh một điều gì thầm kín.
Và đôi bàn tay xinh đẹp của em
Quàng lấy anh tựa hồ như đôi cánh.
Anh từ lâu đi tìm chốn lặng yên
Dẫu cuộc đời ngày xưa không trách cứ
Hãy kể cho anh nghe một điều gì
Về đất nước, quê hương em đi chứ.
Dìm trong anh nỗi nhớ ta-lian-ka
Bằng hơi thở ngập tràn hương quyến rũ
Để lòng anh về cô gái phương xa
Không thổn thức, không buồn, không suy nghĩ.
Cho dù anh chưa đến biển Bôxpho
Anh nghĩ ra cho em về nơi đó
Vì đôi mắt em vẫn giống biển bờ
Đôi mắt em đang cháy bừng ngọn lửa.
21-12-1924.
-------------------------
*Trong thơ cổ Ba Tư thân hình của người con gái đẹp là một hình tượng rất phổ biến và, - khác với thơ cổ VN - bao giờ cũng được ví với cây thông, cây bách (cypress).
Thơ
Omar Khayyam:
Trong
cuộc đời nhiều mất mát, đắng cay
Biết
lấy gì so sánh với em đây.
Đành
lấy mặt trời sánh cùng gương mặt
Và
dáng em so với dáng thông này.
* * *
Quyển
sách đời tôi đang đoán từng dòng
Thì
vẳng bên tai giọng của người khôn:
"Chẳng
gì hơn được chìm vào quên lãng
Trong
vòng tay người đẹp dáng như thông".
"Quyển sách
đời" ở đây là Kinh Koran.
**Ta-lian-ka – đàn phong cầm nhỏ.
Никогда я не был на
Босфоре,
Ты меня не спрашивай о
нем.
Я в твоих глазах увидел
море,
Полыхающее голубым
огнем.
Не ходил в Багдад я с
караваном,
Не возил я шелк туда и
хну.
Наклонись своим красивым
станом,
На коленях дай мне
отдохнуть.
Или снова, сколько ни
проси я,
Для тебя навеки дела
нет,
Что в далеком имени —
Россия —
Я известный, признанный
поэт.
У меня в душе звенит
тальянка,
При луне собачий слышу
лай.
Разве ты не хочешь,
персиянка,
Увидать далекий, синий
край?
Я сюда приехал не от
скуки —
Ты меня, незримая,
звала.
И меня твои лебяжьи руки
Обвивали, словно два
крыла.
Я давно ищу в судьбе
покоя,
И хоть прошлой жизни не
кляну,
Расскажи мне что-нибудь
такое
Про твою веселую страну.
Заглуши в душе тоску
тальянки,
Напои дыханьем свежих
чар,
Чтобы я о дальней
северянке
Не вздыхал, не думал, не
скучал.
И хотя я не был на
Босфоре —
Я тебе придумаю о нем.
Все равно — глаза твои,
как море,
Голубым колышутся огнем.
1924
124. EM NHỚ THUỘC ĐIỀU NÀY
Dưới ánh chiều của miền quê vàng rực
Những bông hồng trôi lặng lẽ trên đồng
Em yêu ơi, hát anh nghe bài hát
Bài hát ngày xưa từng hát Khayyam*
Những bông hồng trôi lặng lẽ trên đồng.
Dưới trăng vàng Shiraz đẹp nên thơ
Sao nhấp nháy lượn vòng như đàn bướm
Tôi không thích một điều: người Ba Tư
Giữ thiếu nữ dưới tấm khăn che mạng
Dưới trăng vàng Shiraz đẹp nên thơ.
Có phải vì xứ sở nắng nhiều hơn
Để che đi nước da màu bánh mật?
Hay để cho đàn ông sẽ yêu hơn
Họ không muốn nắng phơi lên gương mặt
Để che đi nước da màu bánh mật?
Em yêu ơi, đừng vấn khăn che mạng
Vắn tắt thôi, em nhớ thuộc điều này
Rằng cuộc đời của ta là rất ngắn**
Hạnh phúc ta được ngắm ít lắm thay
Vắn tắt thôi, em nhớ thuộc điều này.
Cả những gì không đẹp ở trong đời
Vẫn ánh lên vẻ đáng yêu quá đỗi
Bởi thế nên những đôi má tuyệt vời
Trước thiên hạ che đi là tội lỗi
Mẹ thiên nhiên sinh ra thế mà thôi.
Những bông hồng trôi lặng lẽ trên đồng
Giờ con tim đang mơ về xứ khác
Em yêu ơi, giờ anh hát cho em
Những bài hát Khayyam chưa từng hát
Những bông hồng trôi lặng lẽ trên đồng
1924.
----------------------
*Omar Khayyam (1048-1131) - nhà toán học, thiên văn học, nhà tư tưởng, nhà thơ, danh y Ba Tư, tác giả của thơ rubaiyat nổi tiếng khắp thế giới. Omar Khayyam là một thiên tài đa dạng tầm cỡ như Leonardo da Vinci (1452-1519) nhưng từ nửa cuối thế kỷ 19 trở về trước chỉ được một số rất ít các nhà khoa học ở châu Âu biết đến qua một vài công trình toán học (trong phương pháp của Khayyam có cốt lõi của công thức mà sau này nổi tiếng với tên gọi Nhị thức Newton) và lịch (lịch do Khayyam lập ra có độ chính xác cao hơn lịch Gregorian ở châu Âu thế kỉ 16 nhưng đã không được áp dụng). Kể từ năm 1859 (sau hơn 700 năm) khi bản dịch “The Rubaiyat of Omar Khayyam” của Edward Fitzgerald (1809-1883) ra đời cho đến nay, Omar Khayyam là nhà thơ có số bản in nhiều nhất trong khối các nước nói tiếng Anh. Đây cũng là một thực tế ở cả châu Âu và rất nhiều nước khác. Thơ rubaiyat của Omar Khayyam được dịch ra hầu hết các thứ tiếng của thế giới.
** “Nghệ thuật thì dài lâu mà cuộc đời thì ngắn ngủi” (Ars longa, vita brevis). Điều này đã từng được bác sĩ Hippocrates (460-370 tr. CN), Seneca (65-4 tr. CN) hay Goethe (1749-1832) trong “Faust” nói đến nhưng ở đây Esenin dựa theo một trong những mô-típ rất quen thuộc của Khayyam.
Dưới ánh chiều của miền quê vàng rực
Những bông hồng trôi lặng lẽ trên đồng
Em yêu ơi, hát anh nghe bài hát
Bài hát ngày xưa từng hát Khayyam*
Những bông hồng trôi lặng lẽ trên đồng.
Dưới trăng vàng Shiraz đẹp nên thơ
Sao nhấp nháy lượn vòng như đàn bướm
Tôi không thích một điều: người Ba Tư
Giữ thiếu nữ dưới tấm khăn che mạng
Dưới trăng vàng Shiraz đẹp nên thơ.
Có phải vì xứ sở nắng nhiều hơn
Để che đi nước da màu bánh mật?
Hay để cho đàn ông sẽ yêu hơn
Họ không muốn nắng phơi lên gương mặt
Để che đi nước da màu bánh mật?
Em yêu ơi, đừng vấn khăn che mạng
Vắn tắt thôi, em nhớ thuộc điều này
Rằng cuộc đời của ta là rất ngắn**
Hạnh phúc ta được ngắm ít lắm thay
Vắn tắt thôi, em nhớ thuộc điều này.
Cả những gì không đẹp ở trong đời
Vẫn ánh lên vẻ đáng yêu quá đỗi
Bởi thế nên những đôi má tuyệt vời
Trước thiên hạ che đi là tội lỗi
Mẹ thiên nhiên sinh ra thế mà thôi.
Những bông hồng trôi lặng lẽ trên đồng
Giờ con tim đang mơ về xứ khác
Em yêu ơi, giờ anh hát cho em
Những bài hát Khayyam chưa từng hát
Những bông hồng trôi lặng lẽ trên đồng
1924.
----------------------
*Omar Khayyam (1048-1131) - nhà toán học, thiên văn học, nhà tư tưởng, nhà thơ, danh y Ba Tư, tác giả của thơ rubaiyat nổi tiếng khắp thế giới. Omar Khayyam là một thiên tài đa dạng tầm cỡ như Leonardo da Vinci (1452-1519) nhưng từ nửa cuối thế kỷ 19 trở về trước chỉ được một số rất ít các nhà khoa học ở châu Âu biết đến qua một vài công trình toán học (trong phương pháp của Khayyam có cốt lõi của công thức mà sau này nổi tiếng với tên gọi Nhị thức Newton) và lịch (lịch do Khayyam lập ra có độ chính xác cao hơn lịch Gregorian ở châu Âu thế kỉ 16 nhưng đã không được áp dụng). Kể từ năm 1859 (sau hơn 700 năm) khi bản dịch “The Rubaiyat of Omar Khayyam” của Edward Fitzgerald (1809-1883) ra đời cho đến nay, Omar Khayyam là nhà thơ có số bản in nhiều nhất trong khối các nước nói tiếng Anh. Đây cũng là một thực tế ở cả châu Âu và rất nhiều nước khác. Thơ rubaiyat của Omar Khayyam được dịch ra hầu hết các thứ tiếng của thế giới.
** “Nghệ thuật thì dài lâu mà cuộc đời thì ngắn ngủi” (Ars longa, vita brevis). Điều này đã từng được bác sĩ Hippocrates (460-370 tr. CN), Seneca (65-4 tr. CN) hay Goethe (1749-1832) trong “Faust” nói đến nhưng ở đây Esenin dựa theo một trong những mô-típ rất quen thuộc của Khayyam.
Thơ Khayyam:
Đừng ghen chi ai mạnh ai giàu
Mặt trời lên rồi lặn rất mau
Cuộc đời này ngắn như hơi thở
Hãy bằng lòng với của trời trao.
* * *
Trong những lời khuyên tôi nhớ câu này:
Sống tự do đời ngắn ngủi lắm thay
Người khôn ngoan đem tỉa cành, cắt cỏ
Nhưng
tự cắt mình dại dột lắm thay.
* * *
Em ở
đâu sao chẳng đến Hôm Nay
Để
trong mắt anh giọt lệ vắn dài
Em bảo
rằng Ngày Kia em sẽ tới
Nhưng
chắc gì anh sống đến Ngày Mai.
* * *
Tôi hỏi
chén khi ép chặt đôi môi:
"Đi
về đâu những ngày tháng của tôi?"
Không
rời môi chén trả lời gọn lỏn:
"Hãy
uống đi! Đời không trở lại rồi".
* * *
Đừng
buồn rằng đời chỉ ngắn thế thôi
Cuộc
đời này cho ta để mua vui
Nếu mọi
vật trong đất trời bất biến
Thì nhà
ngươi đâu có mặt trên đời.
* * *
Cuộc
đời ta - sự nhầm lẫn của trời trong chốc
lát
Em mang rượu, nụ cười và lửa trong ánh mắt.
Đừng tranh luận: Đời muôn thuở hay đời để cho ta
Cứ mặc đời muôn thuở còn ta thì phải chết.
Свет
вечерний шафранного края
Свет вечерний шафранного
края,
Тихо розы бегут по
полям.
Спой мне песню, моя
дорогая,
Ту, которую пел Хаям.
Тихо розы бегут по
полям.
Лунным светом Шираз
осиянен,
Кружит звезд мотыльковый
рой.
Мне не нравится, что
персияне
Держат женщин и дев под
чадрой.
Лунным светом Шираз
осиянен.
Иль они от тепла
застыли,
Закрывая телесную медь?
Или, чтобы их больше
любили,
Не желают лицом
загореть,
Закрывая телесную медь?
Дорогая, с чадрой не
дружись,
Заучи эту заповедь
вкратце,
Ведь и так коротка наша
жизнь,
Мало счастьем дано
любоваться.
Заучи эту заповедь
вкратце.
Даже все некрасивое в
роке
Осеняет своя благодать.
Потому и прекрасные щеки
Перед миром грешно
закрывать,
Коль дала их
природа-мать.
Тихо розы бегут по
полям.
Сердцу снится страна другая.
Я спою тебе сам,
дорогая,
То, что сроду не пел
Хаям...
Тихо розы бегут по
полям.
1924
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét