129. LÀM THI SĨ
Làm thi sĩ – thì cũng có nghĩa là
Nếu sự thật cuộc đời không vi phạm
Giữ vết thương thành sẹo ở trên da
Căm người khác vẫn nhẹ nhàng, tình cảm
Làm thi sĩ – nghĩa là hát tự do
Để thiên hạ muôn người ai cũng biết.
Chim hoạ mi chỉ có một bài ca
Nên hoạ mi chẳng hề đau khi hót.
Chim hoàng yến ca giọng ca người khác
Thì sẽ buồn cười, nhỏ nhặt, đáng thương
Cuộc đời cần ở nhà thơ giọng hát
Của riêng anh, dù là giọng ễnh ương.
Mahômét xưa viết kinh Koran
Đã khôn ngoan cấm ta dùng rượu mạnh*
Nên nhà thơ thời nay đã không ngừng
Uống rượu vang khi nhà thơ đau đớn.
Khi nhà thơ đi đến với người tình
Nhưng người tình trên giường cùng kẻ khác
Thì nhà thơ giữ nước mắt long lanh
Không thả vào tim người tình dao sắc.
Dù đau khổ nhưng nhà thơ can đảm
Vẫn huýt gió vang khi trở về nhà:
“Có gì đâu, ta chết đời du lãm
Cuộc đời này điều chẳng lạ với ta”.
8-1925
----------------------
*Kinh Koran cấm rượu bất kể mạnh hay nhẹ nhưng theo cách hiểu của Esenin (người Nga) thì chỉ cấm rượu mạnh. Mặt khác Esenin dựa theo mô típ của Khayyam. Trong thơ rubaiyat của Khayyam thì rượu là chủ đề chính. Thời Khayyam sống chưa có Vodka, Cognac, Whisky… mà rượu ở đây là Wine, Vino… nghĩa là rượu vang.
Làm thi sĩ – thì cũng có nghĩa là
Nếu sự thật cuộc đời không vi phạm
Giữ vết thương thành sẹo ở trên da
Căm người khác vẫn nhẹ nhàng, tình cảm
Làm thi sĩ – nghĩa là hát tự do
Để thiên hạ muôn người ai cũng biết.
Chim hoạ mi chỉ có một bài ca
Nên hoạ mi chẳng hề đau khi hót.
Chim hoàng yến ca giọng ca người khác
Thì sẽ buồn cười, nhỏ nhặt, đáng thương
Cuộc đời cần ở nhà thơ giọng hát
Của riêng anh, dù là giọng ễnh ương.
Mahômét xưa viết kinh Koran
Đã khôn ngoan cấm ta dùng rượu mạnh*
Nên nhà thơ thời nay đã không ngừng
Uống rượu vang khi nhà thơ đau đớn.
Khi nhà thơ đi đến với người tình
Nhưng người tình trên giường cùng kẻ khác
Thì nhà thơ giữ nước mắt long lanh
Không thả vào tim người tình dao sắc.
Dù đau khổ nhưng nhà thơ can đảm
Vẫn huýt gió vang khi trở về nhà:
“Có gì đâu, ta chết đời du lãm
Cuộc đời này điều chẳng lạ với ta”.
8-1925
----------------------
*Kinh Koran cấm rượu bất kể mạnh hay nhẹ nhưng theo cách hiểu của Esenin (người Nga) thì chỉ cấm rượu mạnh. Mặt khác Esenin dựa theo mô típ của Khayyam. Trong thơ rubaiyat của Khayyam thì rượu là chủ đề chính. Thời Khayyam sống chưa có Vodka, Cognac, Whisky… mà rượu ở đây là Wine, Vino… nghĩa là rượu vang.
Thơ Khayyam:
Vẫn biết rằng rượu cấm bởi Koran
Rượu đắng cay nhưng tôi uống với em.
Chẳng vô tình như người đời vẫn nói
Những thứ gì càng cấm lại càng ham.
* * *
Rượu cấm uống nhưng có bốn điều nhưng
Ai, với ai, khi nào và có chừng.
Nếu tuân theo cả bốn điều vừa kể
Người khôn ngoan uống rượu cứ ung dung.
* * *
Người bạn cũ của tôi là chén rượu nồng
Một ngày thiếu rượu tôi thấy nhớ và mong
Ai đấy bảo uống rượu là không tin Thượng Đế
Nhưng tôi uống rượu vào thấy Thượng Đế ở trong.
* * *
Tôi xưa nay vẫn uống rượu hàng ngày
Nhưng đêm này gần cuối tháng ăn chay.
Muốn - môi kề môi, ngực kề sát ngực -
Bình rượu đầy không một phút rời tay.
* * *
Bỏ uống rượu thì cũng có nghĩa là
Bỏ cuộc đời! Ai bù được cho ta?
Ta làm sao trở thành người ngoan đạo
Khi mà điều sung sướng lại cấm ta.
* * *
Nếu rượu được phép uống trên thiên đàng
Thì dưới này uống rượu lỗi lầm chăng?
Cuộc đời này tình yêu sao tội lỗi
Nếu yêu nhau được phép ở thiên đàng?
* * *
Chẳng còn người ta có thể giãi bày
Chỉ còn rượu cho ta những cơn say.
Đừng rời tay khỏi chiếc quai bình rượu
Nếu tuổi già không còn ai để bắt tay.
* * *
Tôi chẳng mong sung sướng ở "sau này"
Tôi chỉ cần có rượu uống "hôm nay"
Tôi chẳng tin vào chuyện đời vay trả
Có khác gì tiếng trống gõ vào tai.
"Hôm nay" và "sau này" ở đây chỉ
kiếp này và kiếp sau. Theo học thuyết Hồi giáo cuộc đời này chỉ là tạm thời, là
sự chuẩn bị cho cuộc sống vĩnh cửu ở sau này... (Koran 6:32; 40:26;
57:19,20...) Kinh Koran dạy người ta sống ngoan đạo: nên sống khổ hạnh, tránh
xa những lạc thú, cám dỗ ở đời, nên ít ăn, ít uống, ít ngủ, ít cười nói, vui
vẻ; nên sống cô đơn, nên khóc nhiều, cầu nguyện nhiều để sau khi chết sẽ được
lên thiên đàng, ở đó có tiên, có rượu và mật ngọt chảy thành sông. Vườn địa
đàng hoa trái bốn mùa, có đầy vàng bạc, kim cương và áo quần chỉ toàn bằng
nhung lụa. Cuộc sống nơi thiên đàng không hề biết đến đau khổ là gì... Trong
khi đó những kẻ lầm lỗi sẽ phải về địa ngục với những cực hình muôn thuở...
(Koran 35:30; 36:55-57; 47-16,17; 56:41-43). Còn theo học thuyết của Khayyam
thì con người là sự kết hợp của hồn và xác. Sau khi chết xác thành đất cát cho
người đời sau đem đóng gạch xây nhà hoặc để cho thợ gốm đem nặn thành bình
thành chén thì dù linh hồn có được lên thiên đàng cũng chẳng để làm chi.
Một mai này rồi thịt nát xương tan
Uống rượu đi! Đừng tin chuyện dối gian:
Rằng muôn thuở cực hình nơi địa ngục
Rằng muôn năm sung sướng chốn thiên đàng.
* * *
Xua nỗi buồn ra khỏi cuộc đời ta
Bởi ngày mai Cát bụi cả thôi mà
Thành Cát bụi ta nằm trong Cát bụi
Chẳng Cuối cùng, chẳng Rượu, chẳng Bài ca.
* * *
Tôi làm vỡ chiếc bình có vẽ bông hoa
Khi uống say trong đêm tối nhạt nhoà.
Một giọng nói khổ đau nghe rất rõ:
"Ta đã như người, người ít nữa cũng như ta!"
* * *
Ta đi qua cuộc đời chẳng dài lâu
Nước mắt, khổ đau ta tự mang vào
Tại vì đâu trời không cho ta biết
Khi chết rồi cay đắng vẫn còn theo.
Con người sinh ra là để mà chịu đau khổ. Đó là điều
khẳng định của mọi tôn giáo. Nhưng theo Khayyam thì con người sinh ra là để mà
hưởng sung sướng với những thú khoái lạc có ở cuộc đời này. Những lạc thú đó -
theo Khayyam - là rượu, phụ nữ và hoa cỏ, thiên nhiên. Con người cần phải biết
tạo ra cho mình thiên đàng ở trên mặt đất này, bởi thiên đàng ở trên trời chắc
gì đã có, mà có, chắc gì đã được lên.
Lửa và nước, gió và bụi - ta từ đó ra đi
Ngày phán xử cuối cùng lại lối cũ ta về.
Xương thịt ta cho người đời sau giẫm đạp
Còn hồn lên thiên đàng nhưng tất cả - chắc gì?
* * *
Từ nhỏ tâm hồn tôi hướng tới bầu trời
Tôi tin địa ngục và xứ sở tuyệt vời
Nhưng có người thầy đã dạy cho tôi hiểu:
" Địa ngục, thiên đàng ở trong trái tim
ngươi!"
* * *
Rượu, người đẹp, ngồi trong vườn hoa tươi
Thiên đàng đâu cũng chẳng cần nữa rồi.
Không ai thấy thiên đàng trên trời cả
Đành tạm bằng lòng dưới mặt đất thôi.
* * *
Thà uống rượu, âu yếm với người tình
Còn hơn đi tìm cứu rỗi trong kinh
Nếu địa ngục dành cho người say rượu
Thì thiên đàng có lẽ để vắng tanh.
* * *
Thiên đàng của tôi là cỏ, là hoa
Là rượu, người yêu, chiều bóng xế tà
Đời đổi thay khi nhìn vầng trăng khuyết
Lại nhớ
về thấy tiếc những ngày qua.
Nhưng
trăng khuyết rồi trăng lại tròn, chỉ cuộc đời người đã đi qua thì không còn
quay trở lại.
Đời đã ngọt ngào hoặc đã đắng cay
Thì đến
lúc cũng đành phải chia tay
Uống đi
em đời còn nhiều thay đổi
Rồi sau
ta vẫn sáng mãi trăng này.
* * *
Đã bao
phen ngắm trăng khuyết, trăng tròn
Đến bây
giờ vẫn thấy mảnh trăng non.
Mai rồi
trăng đừng kiếm tìm vô vọng
Ta đã
về nằm ở dưới bóng dương.
Быть поэтом — это значит
то же
Быть поэтом — это значит то же,
Если правды жизни не
нарушить,
Рубцевать себя по нежной
коже,
Кровью чувств ласкать
чужие души.
Быть поэтом — значит
петь раздольно,
Чтобы было для тебя
известней.
Соловей поет — ему не
больно,
У него одна и та же
песня.
Канарейка с голоса
чужого —
Жалкая, смешная
побрякушка.
Миру нужно песенное
слово
Петь по-свойски, даже
как лягушка.
Магомет перехитрил в
Коране,
Запрещая крепкие
напитки.
Потому поэт не
перестанет
Пить вино, когда идет на
пытки.
И когда поэт идет к
любимой,
А любимая с другим лежит
на ложе,
Влагою живительной
хранимый,
Он ей в сердце не
запустит ножик.
Но, горя ревнивою
отвагой,
Будет вслух насвистывать
до дома:
«Ну и что ж! помру себе
бродягой.
На земле и это нам
знакомо».
1925
130. ĐÔI BÀN TAY EM
Đôi bàn tay em như cặp thiên nga
Trong mái tóc vàng của tôi lặn ngụp
Cuộc đời này mãi đẹp bởi người ta
Bài hát tình yêu hát rồi lại hát.
Có một thuở xa xôi tôi đã hát
Và bây giờ hát lại bài hát này
Bởi giờ đây đang hít vào trong ngực
Những lời yêu thật âu yếm mê say.
Nếu con tim biết yêu đến tận cùng
Thì con tim sẽ trở thành vàng tấm
Chỉ một điều ánh trăng Tê-hê-ran
Những bài hát tình yêu không sưởi ấm.
Tôi chẳng biết làm sao tôi sống nổi
Trong vòng tay âu yếm của Sa-ga
Hay vẻ yêu kiều của em đắm đuối
Làm cho tôi rầu rĩ suốt đến già?
Mọi thứ ở đời đều có vẻ của mình
Thứ đẹp cho tai, thứ bùi cho mắt
Người Ba Tư bài hát viết không nên
Thì nghĩa là không phải người Shiraz.*
Những bài hát tôi viết ra cũng vậy
Tôi nghe lời đồn đại của người ta:
Giá hắn ta hát ngọt ngào, êm ái
Thì đã bắt về được cặp thiên nga.
8-1925
---------------------
*Thơ ca là niềm tự hào dân tộc của người Ba Tư. Thơ ca Ba Tư có một vị trí đáng kể trong nền thơ ca nhân loại với nhiều tên tuổi lớn. Shiraz được coi là cái nôi của thơ ca Ba Tư, là quê hương của Sadi, Hafiz… Người Ba Tư thường nói: “Nếu không biết hát thì không phải người Shusu, nếu không biết làm thơ thì không phải người Shiraz”.
Руки милой — пара
лебедей
Руки милой — пара лебедей —
В золоте волос моих
ныряют.
Все на этом свете из
людей
Песнь любви поют и
повторяют.
Пел и я когда-то далеко
И теперь пою про то же
снова,
Потому и дышит глубоко
Нежностью пропитанное
слово.
Если душу вылюбить до
дна,
Сердце станет глыбой
золотою.
Только тегеранская луна
Не согреет песни
теплотою.
Я не знаю, как мне жизнь
прожить:
Догореть ли в ласках
милой Шаги
Иль под старость
трепетно тужить
О прошедшей песенной
отваге?
У всего своя походка
есть:
Что приятно уху, что —
для глаза.
Если перс слагает плохо
песнь,
Значит, он вовек не из
Шираза.
Про меня же и за эти
песни
Говорите так среди
людей:
Он бы пел нежнее и
чудесней,
Да сгубила пара лебедей.
1925
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét